Saturday, September 26, 2009

Hậu khủng hoảng nghĩ về triết lý ứng xử với đồng tiền


Hậu khủng hoảng nghĩ về triết lý ứng xử với đồng tiền

Câu chuyện về doanh nghiệp đóng cửa, thất nghiệp tăng lên, ngân hàng sụp đổ, hệ thống thanh toán thất bại, tăng cường tích tụ nhiều hàng hóa không bán được trên thị trường, phá giá tiền tệ, ... đã trở nên rất quen thuộc.

Theo quan điểm lịch sử thì khủng hoảng kinh tế hiện nay chẳng phải là một hiện tượng siêu nhiên nào cả.

Đó là quá trình thông thường, khủng hoảng tiến triển phụ thuộc sự vận động bên trong của hệ thống kinh tế.

Luật chu kỳ

Bất kỳ khủng hoảng nào cũng chỉ xuất hiện khi bị mất cân đối giữa những phần cấu thành sự thống nhất. Trong phạm trù kinh tế thì khủng hoảng xuất hiện khi thăng bằng giữa cầu và cung của hàng hóa hoặc dịch vụ bị mất.

Có bao nhiêu lý thuyết về kinh tế, thì có bấy nhiêu loại khủng hoảng kinh tế. Và gần như tất cả các lý thuyết đều nói là không thể tránh khỏi khủng hoảng kinh tế. Nó là một phần của hệ thống kinh tế và sẽ chỉ biến mất khi chúng ta xóa bỏ luật lệ kinh tế theo kiểu mẫu thị trường và kế hoạch.

Trường phái tự do chủ nghĩa khẳng định rằng kinh tế có tính chất chu trình, có thời kỳ phát triển và đổ vỡ, bởi vì nhu cầu tiêu dùng và đầu tư có dạng sóng. Còn chủ nghĩa Marx khẳng định rằng khủng hoảng tài chính là thuộc tính cần thiết của chủ nghĩa tư bản, vì mục tiêu chính trong hệ thống của chủ nghĩa tư bản đã khởi sự là phải thu lợi nhuận.

Mô tả dưới dạng sơ đồ thì nó thể hiện câu chuyện như sau: mức độ sản xuất hàng hóa tăng lên và vượt nhu cầu tương ứng khả năng thanh toán thực tế, dẫn tới chuyện phải cho vay tiền để mua hàng hóa với mục tiêu tăng cầu. Nợ nần dần dần tích lũy, tiền-hàng hóa không cho vay được nữa và sự sản xuất rút ngắn lại vì không cần thiết. Bắt đầu quá trình sa thải nhân viên-công nhân với quy mô lớn, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, mức độ sung túc trong cuộc sống và sinh hoạt sụt giảm.

Chu kỳ như thế này của hệ thống kinh tế chủ nghĩa tư bản là định lý. Những thời kỳ phát triển mạnh mẽ và suy sụp chuyền từ tay nọ sang tay kia. Các nhà bác học đã cố gắng tìm hiểu lý do của những khủng hoảng từ lâu, nhưng chưa có kết quả. Mỗi trường hợp là một câu chuyện khác nhau.

Nhìn li lịch sử

Giáo sư đại học Oxford, nhà lịch sử học Phillip Kay cho rằng khủng hoảng tài chính đầu tiên trong lịch sử đã nổ ra vào thời kỳ đế chế La Mã năm 88 trước Công Nguyên. Khủng hoảng kinh tế đã diễn ra vào thời Trung cổ (Florence, năm 1342), thời đại Phục hưng (Venice, năm 1492), thời kỳ Cận đại (Pháp, năm 1720). Nhưng cho đến giữa thế kỷ 19, những hiện tượng đó mang tính chất địa phương là chủ yếu.

Trong quá trình hình thành chủ nghĩa tư bản, tần số và sự ảnh hưởng của chúng tăng lên. Nhưng điều chính là tất cả những khủng hoảng đó đều được khắc phục. Và cứ mỗi lần một quốc gia nào đó thoát khỏi cuộc khủng hoảng thì nó lại trở nên hùng mạnh hơn trước khi rơi vào khủng hoảng.

Khủng hoảng vào năm 1825 được coi là thảm họa tài chính toàn thế giới đầu tiên. Sau khi cuộc diễu hành giành độc lập đã lan đến Mỹ Latin, châu Âu đã nhập thêm vốn-tư bản cho lục địa đó, dẫn đến xuất khẩu và các món nợ quốc gia của những nước cộng hòa mới này tăng lên. Số vàng và bạc kiếm được ở Mỹ đã chuyển về cho nước Anh. Sự đầu cơ quá mạnh vào các kim loại qúy hiếm đã làm cạn kiệt các ngân hàng nước Anh và dẫn đến phá sản thị trường vốn. Khủng hoảng đã lan ra phần lớn lãnh thổ Tây Âu và Mỹ Latin.

Khủng hoảng trong thị trường chứng khoán năm 1836-1837 đã bao phủ Anh, Đức và Hà Lan.Toàn bộ hệ thống ngân hàng những nước đó bị thiệt hại nghiêm trọng.

Vào năm 1857, một trong những khủng hoảng có quy mô lớn nhất thế kỷ 19 bùng nổ. Những công ty đường xe lửa bị phá sản hoàn toàn dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng quốc gia nhiều nước, rồi đến sự sập đổ của hệ thống ngân hàng toàn châu Âu.

Nguyên nhân khủng hoảng tiền tệ năm 1861 ở Mỹ là cuộc nội chiến hai miền Nam - Bắc. Nhà nước đã không thể thanh toán được các khoản nợ sau khi vay ngân hàng. Khủng hoảng đã xuất hiện và kéo dài đến cuối cuộc chiến tranh.

Vào năm 1914 khủng hoảng tài chính tiếp theo bùng lên. Nhà nước Mỹ và phần lớn những nước châu Âu đã bán tống bán tháo ngân phiếu nhiều quốc gia khác để cung cấp cho những hoạt động quân sự của nước mình.

Thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới hoàn toàn là khủng hoảng kinh tế. Thời kỳ Đình Trệ năm 1920-1922 và giai đoạn Đại suy thoái năm 1929-1933 đã tác động đến đời sống mọi giới con người. Ngày “Thứ năm đen tối” vào tháng 10, ở thị trường chứng khoán New York, giá chứng khoán giảm đi 60-70%. Cùng lúc đó, nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của Mỹ đã sụp đổ nhanh chóng.

Đến cuối tháng, những người giữ cổ phiếu bị mất hơn 15 tỷ đô-la, còn đến cuối năm, giá chứng khoán sụt xuống 40 tỷ đô-la – số tiền khổng lồ vào thời điểm đó. Liên tiếp, khủng hoảng bùng lên ở châu Âu. Vào năm 1933, ở những nước phát triển có tới hơn 30 triệu người chính thức thất nghiệp.

Khủng hoảng năm 1957-1958 lan tràn ra Mỹ, Canada và những nước Tây Âu. Sản xuất công nghiệp thế giới giảm đi 4%. Kinh tế Mỹ vào năm 1973-1974 bị thu hẹp lại và giống như trong thời kỳ Đại suy thoái. Kinh tế châu Âu tràn ngập trong bóng đen. Tại Anh, giá chứng khoán giảm đi 56%. Tình hình còn trầm trọng thêm vì khủng hoảng dầu mỏ kèm theo, giá một thùng dầu tăng từ 3 lên thành 12 đô-la.

Ngày 19/10/1987 được ghi nhớ ở lịch sử Mỹ là “Thứ hai đen tối”. Trong vòng một ngày, chỉ số quỹ Dow Jones Industrial sụt đi 22,6%. Tiếp theo thị trường Canada và Úc bị sụt giảm, còn sở giao dịch Hong Kong nghỉ việc trong vòng một tuần.

Vào năm 1994-1995, khủng hoảng nổ ra ở Mexico, hai năm sau thị trường quỹ của châu Á sụp đổ. Các chuyên gia kết luận rằng khủng hoảng ở châu Á làm GDP thế giới giảm 2 ngàn tỷ đô-la. Một năm sau Nga đã phải tuyên bố lạm phát và chấp nhận buông xuôi, vì món nợ nhà nước quá lớn. Thị giá đồng Rúp sụt giảm, còn những người đầu tư quay lưng lại với kinh tế Nga.

Chúng ta chỉ nêu tên những thời điểm chủ yếu trong lịch sử kinh tế, bởi vì còn rất nhiều ví dụ khác ít quan trọng hơn, nhưng vẫn tác động mạnh đến số phận nhiều nước... Cần phải nói rằng nhân loại sống với khủng hoảng nhiều hơn là thiếu nó, ít ra là trong một thế kỷ rưỡi gần đây.

Dự đoán cho tương lai

Có rất nhiều cách gọi tên một cuộc khủng hoảng tài chính – sự đình trệ, sự giảm sút hoặc quá trình giảm tốc độ, nhưng bản chất của nó không thay đổi. Nó là một “căn bệnh” như thế.

Khủng hoảng là hội chứng nói rằng thế giới không thể thực hiện kinh doanh như trước nữa. Cần phải cấp thiết khởi động lại toàn bộ hệ thống.

Nhà triết học thế kỷ 18 David Yum - người Scotland, nhà kinh tế học có tiếng nước Anh - đại diện trường phái cổ điển, David Riccardo ở thế kỷ 19 và nhà kinh tế học Liudvic phon Mizes vào thế kỷ 20, trong những lý luận của mình đều bênh vực ý kiến rằng khủng hoảng đã tác động có lợi cho toàn bộ hệ thống kinh tế.

Họ khẳng định rằng khủng hoảng là một quá trình, nhờ quá trình đó kinh tế thị trường được cứu thoát khỏi tình trạng cùng cực, kinh tế trong tương lai tránh được sai lầm từ sự phồn vinh tạm thời cùng với lạm phát lần trước; và tạo động năng để hồi phục tình trạng kinh tế vững chắc. Đình đốn là hiện tượng không dễ chịu, nhưng là sự phản ứng cần thiết.

Có nhiều ví dụ tác động có lợi của khủng hoảng. Ví dụ: “vào năm 1987 nó tỏ rõ sức mạnh của nước Nhật và khiến thực lực kinh tế và tài chính của Nhật biến chuyển rõ rệt” - chuyên viên tài chính George Soros nhận định về kết quả khủng hoảng năm 1987.

Theo ý kiến của nhà kinh tế học người Nga V. S. Milov, khủng hoảng ở Nga đã có vai trò tích cực trong việc phát triển kinh tế nước này, vì lý do khủng hoảng xuất hiện đòi hỏi nhà nước phải lập lại kỷ luật ngân sách-tài chính vốn đã bị tăng lên đột ngột sau những năm khủng hoảng, cho dù nó có tác động tiêu cực cho phúc lợi nhân dân.

Hơn nữa, khủng hoảng có thể làm chứng cứ về việc kinh tế những nước công nghiệp phát triển chuyển đổi khoa học kỹ thuật và kinh tế-xã hội lên cấp độ mới. Khủng hoảng xuất hiện khi hệ thống tài chính và kinh tế tích lũy quá nhiều thành phần xơ cứng, không hiệu quả và không hợp lý.

Kinh tế của Mỹ giảm bớt việc thế chấp, nhưng đó chỉ là lý do mà theo quy luật đô-mi-nô, đã vạch trần những vết thương kinh tế thế giới được che giấu từ lâu. Sự giảm sút đã tạo thuận lợi trong việc loại bỏ bộ phận yếu kém trong dây xích kinh tế thế giới và có thể là phần lớn nền kinh tế các nước phát triển.

Một nước nào đó trải qua càng nhiều chấn động kinh tế, càng nhiều điểm yếu được loại bỏ, và khi kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, càng khỏe mạnh hơn trước. Trước đây luôn luôn thế, và khủng hoảng hiện nay sẽ không phải là ngoại lệ. Cũng có khả năng khủng hoảng có thể hủy diệt kinh tế. Nhưng trong trường hợp hiện nay, phải đặt những nhân tố chính trị và xã hội lên trên để tạo điều kiện làm đoàn kết xã hội như một khối thống nhất. Trong trường hợp này không cần thiết phải nói về sự tử-vong-kinh-tế, cho dù đó không phải là ngoại lệ.

Khách quan mà nói, khủng hoảng không thể hoạch định trước. Chúng là cấu thành khăng khít của hệ thống chủ nghĩa tư bản thế giới. Sau này, khủng hoảng kinh tế vẫn sẽ tiếp tục. Điều chủ yếu là rút ra được những kết luận đúng từ lịch sử và không phí thời gian vô ích.

Khủng hoảng hiện nay khác với trước bởi vì thành phần văn hóa-xã hội đã không như trước. Không được phép sống theo cách "không hợp với túi tiền". Chúng ta cũng cần phải xem xét lại triết lý về cách đối xử với đồng tiền.

Và cuối cùng, “krisis” dịch từ tiếng Hy Lạp cổ là “chỗ ngoặt”, vì thế cần phải hiểu rõ cái gì có thể sẽ chờ đợi chúng ta sau chỗ ngoặt đó.

Khủng hoảng hiện tại :Chuyên gia kinh tế học được gì từ người kiểm lâm?
Chuyên gia kinh tế học được gì từ người kiểm lâm?

Trừ khi quá cấp thiết cứ để lửa dọn dẹp hết cành khô hơn là lo chữa sớm. Còn đối với nhà kinh tế thì Suy thoái là lúc mà Khủng hoảng dọn dẹp lại cho nền kinh tế.

Đó đều là những quá trình tự nhiên.

Người ta thường khiếp sợ cháy rừng, nhất là khi tính mạng hay tài sản của mình bị đe dọa, hay khi lưỡi lửa đáng liếm dần đến các danh thắng. Lửa bị căm ghét nhất khi nó thiêu trụi 1/3 Công viên quốc gia Yellowstone tại Mỹ năm 1988.

Tuy vậy, kiểm lâm nào cũng biết tốt nhất nên để những vụ cháy rừng tự nhiên tự tàn, trừ tình huống đặc biệt nguy hiểm. Cháy là một phần trong quá trình tái sinh tự nhiên của rừng. Hơn nữa, lửa dọn quang tầng cây thấp, để chúng không trở thành nhiên liệu cho những đám cháy lớn hơn trong tương lai.

Các nhà kinh tế vĩ mô hiện đại có lẽ sẽ học được điều gì đó từ những người giữ rừng. Trong suốt hàng thập kỷ, những đợt suy thoái và thậm chí mới chỉ là “có nguy cơ” suy thoái đều được giải quyết bằng những gói kích thích tài khóa tiền tệ khổng lồ.

Chúng theo sau vụ sụp đổ của thị trường chứng khoán thế giới năm 1987, rồi lặp lại khi bong bóng bất động sản tại nhiều nước nổ tung đầu những năm 1990.

Lãi suất ngừng tăng trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, kể cả khi các chỉ báo truyền thống cho thấy nền kinh tế các nước công nghiệp đang quá nóng. Lãi suất sau đó giảm mạnh vào năm 1998, sau vụ đổ vỡ của quỹ đầu cơ Long-Term Capital Management, rồi lại được hạ thấp hơn nữa khi bong bóng dotcom nổ tung năm 2001.

Ngày nay, chính sách lãi suất ở hầu hết các quốc gia công nghiệp là gần 0 để đối phó với khủng hoảng tài chính.

Điều đáng suy ngẫm là có phải chính những hành động này đang gieo mầm cho những đợt suy thoái tiếp theo?

Tệ hơn là, nợ dồn ứ do lãi suất thấp không khác gì củi khô chất đống giữa rừng. Đống củi khô này chẳng những làm những đợt suy thoái tiếp theo nguy hiểm hơn; mà còn làm các công cụ chính sách hiện có trở nên kém tin cậy.

Nghiên cứu các chu kỳ kinh doanh trước đây cho thấy lãi suất phải hạ ngày một mạnh hơn để tạo cùng một hiệu ứng với chi tiêu (mà đôi khi còn không bằng). Gần đây, những chính sách hoàn toàn mới như “nới lỏng định lượng” đã được sử dụng.

Quá trình này có lẽ sẽ kết thúc bằng một trận đại hỏa hoạn không gì ngăn nổi.

Những người theo trường phái Keynes đã đúng khi cho rằng có sự thiếu hụt tổng cầu. Họ đi đến kết luận rằng cần kích cầu bằng bất kỳ giá nào.

Tuy vậy, ngoài những vấn đề tiềm ẩn ở phía cầu, phía cung cũng có những rắc rối của riêng mình. Đây là trọng tâm trong lập luận của Friedrich Hayek chống lại Keynes vào đầu thập kỷ 30.

Sau nhiều gói kích cầu trong các thập niên vừa qua cùng sự hiểu ngầm giữa các nhà đầu tư rằng tương lai sẽ giống như quá khứ, sản lượng tiềm năng của nhiều ngành đã tăng mạnh.

Kết quả là nhiều công ty đã quá lớn và cần phải thu hẹp sản xuất. Ô tô, dịch vụ ngân hàng, xây dựng, nhiều bộ phận trong ngành giao thông vận tải, bán buôn và cả phân phối bán lẻ nữa đều nằm trong diện này.

Tương tự như vậy, những quốc gia xem xuất khẩu như một chiến lược tăng trưởng giờ đang cung cấp hàng hóa dịch vụ một cách rụt rè cho những quốc gia con nợ đã không còn có mong muốn cũng như khả năng mua.

Về phía cung, những chính sách như “đổi xe cũ lấy xe mới” và giảm thuế giá trị gia tăng ở các quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình thấp và thâm hụt thương mại cao rõ ràng là không hiệu quả. Các quốc gia có thặng dư thương mại lớn cố ghìm giữ tỷ giá để tiếp tục dựa dẫm vào xuất khẩu cũng vậy.

Những chính sách như thế không khác nào cố làm sống lại một tử thi đã lạnh. Thời gian sẽ không chỉ chứng minh rằng những cố gắng ấy là vô hiệu mà nó còn ngăn cản nguồn lực chảy từ những ngành đã suy tàn sang những ngành nhiều tiềm năng phát triển.

Thực tế, chỉ dựa vào các gói kích thích kinh tế vĩ mô tuy giúp tránh được một cuộc suy thoái tồi tệ nhưng lại tạo tiền đề cho một cuộc suy thoái thậm chí còn tồi tệ hơn. Có lẽ đây là bài học chính rút ra từ hai thập kỷ trì trệ của Nhật Bản.

Cố chống lại sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế có thể làm giảm tăng trưởng tiềm năng trong tương lai. Đi kèm với nó là nguy cơ đình lạm, nếu gói kích cầu không được điều chỉnh giảm.

Vậy chính phủ nên làm gì? Trong tương lai, khi đối phó với khủng hoảng, chính phủ nên nhấn mạnh đến các chính sách dài hạn. Những chính sách có nguy cơ làm khủng hoảng trong tương lai thêm trầm trọng hoặc ngăn chặn đà điều chỉnh cơ cấu kinh tế cần được dỡ bỏ.

Những sự đánh đổi này có ẩn ý rằng chấp nhận suy thoái kinh tế tạm thời để tránh phải trả giá đắt trong tương lai. Theo cách hiểu này, quản lý tốt thời khủng hoảng cũng góp phần ngăn ngừa khủng hoảng.

Nhưng còn nhiều điều phải làm nếu muốn tránh khủng hoảng. Giống như người kiểm lâm giỏi biết dọn bỏ tầng cây thấp và củi mục, chính phủ cần ngăn ngừa tăng trưởng nhờ tín dụng mà hậu quả của nó là bong bóng tài sản và chi tiêu không bền vững.

Những báo cáo gần đây từ nhiều cơ quan giám sát tại các thị trường tài chính phát triển đồng tình rằng các công cụ giám sát đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại hiện tượng này.

Giá tài sản trên toàn thế giới đang tăng mạnh, nên vấn đề này cần ngay lập tức được lưu tâm. Vì một chu kỳ bùng nổ và suy thoái nữa có thể có những tác động chính trị xã hội tiêu cực vượt xa khỏi lĩnh vực kinh tế.

Tuanvietnam

FuturesPulse Market Recap

***BOND MARKET RECAP - 9/25/2009
December Bonds finished up 0-290 at 120-280, 0-070 off the high and 0-310 up from the low.

December 10 Yr Treasury Notes closed up 0-090 at 117-315. This was 0-145 up from the low and 0-050 off the high.

Technical Outlook
BONDS (DEC) 09/28/2009: Stochastics are at mid-range but trending higher, which should reinforce a move higher if resistance levels are taken out. The market's close above the 9-day moving average suggests the short-term trend remains positive. There could be more upside follow through since the market closed above the 2nd swing resistance. The next upside target is 121-280. The next area of resistance is around 121-150 and 121-280, while 1st support hits today at 120-090 and below there at 119-150.

10 YR TREASURY NOTES (DEC) 09/28/2009: Momentum studies are trending higher from mid-range, which should support a move higher if resistance levels are penetrated. The market's short-term trend is positive on the close above the 9-day moving average. The close over the pivot swing is a somewhat positive setup. The next upside target is 118-170. The next area of resistance is around 118-105 and 118-170, while 1st support hits today at 117-235 and below there at 117-105.

***********************************************************************************

***STOCK INDICES RECAP - 9/25/2009
December S&P closed down 2.8 at 1041.5. This was 5.2 up from the low and 7.5 off the high. December S&P E-Mini finished down 3 at 1041.25, 8.25 off the high and 5 up from the low.

December Dow finished down 11 at 9624, 51 off the high and 47 up from the low.

Technical Outlook
S&P 500 (DEC) 09/28/2009: Momentum studies trending lower at mid-range could accelerate a price break if support levels are broken. A negative signal for trend short-term was given on a close under the 9-bar moving average. The market tilt is slightly negative with the close under the pivot. The next downside target is now at 1029.08. The next area of resistance is around 1048.05 and 1055.27, while 1st support hits today at 1034.95 and below there at 1029.08.

S&P E-MINI (DEC) 09/28/2009: Declining momentum studies in the neutral zone will tend to reinforce lower price action. The market's close below the 9-day moving average is an indication the short-term trend remains negative. It is a slightly negative indicator that the close was under the swing pivot. The next downside objective is now at 1028.82. The next area of resistance is around 1047.87 and 1055.31, while 1st support hits today at 1034.63 and below there at 1028.82.

NASDAQ (DEC) 09/28/2009: Declining momentum studies in the neutral zone will tend
to reinforce lower price action. The close below the 9-day moving average is a negative short-term indicator for trend. The market's close below the pivot swing number is a mildly negative setup. The next downside objective is 1676.63. The next area of resistance is around 1707.75 and 1719.62, while 1st support hits today at 1686.25 and below there at 1676.63.

DOW (DEC) 09/28/2009: Momentum studies are trending lower from high levels which
should accelerate a move lower on a break below the 1st swing support. The close below the 9-day moving average is a negative short-term indicator for trend. It is a slightly negative indicator that the close was lower than the pivot swing number. The next downside objective is 9554. The next area of resistance is around 9650 and 9699, while 1st support hits today at 9578 and below there at 9554.

***********************************************************************************

***CURRENCY MARKET RECAP - 9/25/2009
December US Dollar closed down 0.14 at 76.975. This was 0.290 up from the low and 0.310 off the high.

December Euro closed up 0.19 at 146.72. This was 0.58 up from the low and 0.53 off the high.

December Japanese Yen finished up 1.86 at 111.45, 0.33 off the high and 1.94 up from the low.

December Swiss finished up 0.19 at 97.32, 0.38 off the high and 0.57 up from the low.

December Canadian Dollar finished down 0.25 at 91.49, 0.6 off the high and 0.44 up from the low.

December British Pound closed down 1.29 at 159.31. This was 0.16 up from the low and 1.33 off the high.

Technical Outlook
JAPANESE YEN (DEC) 09/28/2009: The daily stochastics have crossed over up which is a bullish indication. Studies are showing positive momentum but are now in overbought territory, so some caution is warranted. A positive signal for trend short-term was given on a close over the 9-bar moving average. There could be more upside follow through since the market closed above the 2nd swing resistance. The near-term upside target is at 113.32. With a reading over 70, the 9-day RSI is approaching overbought levels. The next area of resistance is around 112.59 and 113.32, while 1st support hits today at 110.33 and below there at 108.79.

EURO (DEC) 09/28/2009: Momentum studies are trending lower from high levels which should accelerate a move lower on a break below the 1st swing support. The market's lose below the 9-day moving average is an indication the short-term trend remains negative. The upside daily closing price reversal gives the market a bullish tilt. It is a slightly negative indicator that the close was lower than the pivot swing number. The next downside objective is now at 145.61. The next area of resistance is around 147.29 and 147.82, while 1st support hits today at 146.19 and below there at 145.61.

***********************************************************************************

***PRECIOUS METALS RECAP - 9/25/2009
December Gold closed down 7.3 at 991.6. This was 6.1 up from the low and 6.8 off the high.

December Silver finished down 0.235 at 16.06, 0.25 off the high and 0.105 up from the low.

Technical Outlook
COMEX SILVER (DEC) 09/28/2009: Stochastics trending lower at midrange will tend
to reinforce a move lower especially if support levels are taken out. The market's close below the 9-day moving average is an indication the short-term trend remains negative. The market's close below the pivot swing number is a mildly negative setup. The next downside target is now at 1566.7. The next area of resistance is around 1628.7 and 1657.6, while 1st support hits today at 1583.3 and below there at 1566.7.

COMEX GOLD (DEC) 09/28/2009: Stochastics trending lower at midrange will tend to
reinforce a move lower especially if support levels are taken out. The close under the 18-day moving average indicates the intermediate-term trend could be turning down. It is a slightly negative indicator that the close was lower than the pivot swing number. The next downside target is now at 977.5. The next area of resistance is around 999.5 and 1007.5, while 1st support hits today at 984.5 and below there at 977.5.

***********************************************************************************

***ENERGY MARKET RECAP - 9/25/2009
November Crude Oil closed up 0.19 at 66.08. This was 1.03 up from the low and 1.01 off the high.

November Heating Oil closed down 0.08 at 171.00. This was 2.34 up from the low and 2.50 off the high.

November RBOB Gasoline finished down 1.38 at 163.55, 2.70 off the high and 1.96 up from the low.

November Natural Gas finished up 0.04 at 4.94, 0.05 off the high and 0.16 up from the low.

Technical Outlook
CRUDE OIL (NOV) 09/28/2009: Daily stochastics declining into oversold territory suggest the selling may be drying up soon. The close below the 9-day moving average is a negative short-term indicator for trend. The daily closing price reversal up on the daily chart is somewhat positive. The market's close below the pivot swing number is a mildly negative setup. The next downside target is 64.03. The next area of resistance is around 67.08 and 68.11, while 1st support hits today at 65.05 and below there at 64.03.

RBOB GAS (NOV) 09/28/2009: Daily stochastics declining into oversold territory suggest the selling may be drying up soon. The close below the 9-day moving average is a negative short-term indicator for trend. It is a slightly negative indicator that the close was lower than the pivot swing number. The next downside objective is now at 159.08. Some caution in pressing the downside is warranted with the RSI under 30. The next area of resistance is around 165.88 and 168.39, while 1st support hits today at 161.22 and below there at 159.08.

HEATING OIL (NOV) 09/28/2009: Daily stochastics are trending lower but have declined into oversold territory. The close below the 9-day moving average is a negative short-term indicator for trend. It is a slightly negative indicator that the close was under the swing pivot. The next downside target is now at 166.20. The next area of resistance is around 173.42 and 175.88, while 1st support hits today at 168.58 and below there at 166.20.

Cuộc khủng hoảng và trật tự thế giới mới

Cuộc khủng hoảng và trật tự thế giới mới

Fukuyama, cha đẻ của quan niệm lịch sử cáo chung, trong một bài luận gần đây đã phải thừa nhận rằng: hai giá trị quan trọng nhất là Tự do và Dân chủ kiểu Mỹ đang bị thách thức chưa từng thấy. Nếu nước Mỹ không tìm lại được thứ quyền lực mềm ấy, nước Mỹ sẽ phải nhường sân khấu cho những nhân vật khác.

Nhân vật đó có thể là ai khác nếu không phải là Trung Quốc. Sự nổi lên của Trung Quốc với một hệ giá trị khác đã biến vết rạn trong tư tưởng của Mỹ trở nên sâu sắc thêm trong hiện thực.

Trung Quốc đã phát triển tốc độ nhanh trong 30 năm qua nhờ mô hình chủ nghĩa tư bản có sự can thiệp mạnh của nhà nước. Mới đây, Nhân dân Nhật Báo Trung Quốc khôn khéo trấn an phương Tây: “không thể có chuyện mô hình Trung Quốc sẽ được lan truyền rộng rãi. Phương Tây chẳng cần phải lo lắng về điều này…”

Tờ Nhân Dân của Trung Quốc vội vàng bác bỏ khả năng Trung Quốc muốn “xuất khẩu” mô hình của mình như Liên Xô ngày trước để tạo ra đối cực với mô hình Mỹ, thanh minh rằng nước này không có ý đồ ảnh hưởng địa chính trị tới các quốc gia đang phát triển khác bằng mô hình của mình.

Nhưng nhìn những bước chân rầm rập của người Trung Quốc ra khắp thế giới trong khoảng thời gian gần đây, người ta thấy điều ngược lại. Trung Quốc đã và đang phát huy ảnh hưởng mạnh mẽ của mình bằng nhiều phương cách từ viện trợ tới đầu tư lên các quốc gia láng giềng gần gũi như Lào, Campuchia, Myanmar…. cho tới những quốc gia ở Châu Phi xa xôi. Trung Quốc đã trỗi dậy và còn đang mở rộng vòng khuynh loát của mình với một tốc độ và cường độ đáng lưu tâm.

Nửa đùa nửa thật, báo chí phương Tây tự hỏi liệu có đến một thời điểm mà thế giới sẽ đi theo “Đồng thuận Bắc Kinh” chứ không còn theo “Đồng thuận Washington” nữa. Tinh thần của Đồng thuận ấy chắc sẽ là: tăng tập quyền và điều tiết mạnh hơn, ngược với Đồng thuận cũ.

Bắc Kinh sẽ đi viện trợ, cho vay khắp thế giới với điều kiện các quốc gia đi vay phải điều tiết mạnh hơn, quản lý chặt hơn và nhà nước hóa. Đương nhiên, cũng như Mỹ, Nhật Bản, phương Tây viện trợ bây giờ, điều kiện đi kèm sẽ là sự thâm nhập của công ty và hàng hóa Trung Quốc vào tài nguyên và thị trường nội địa.

‘Đồng thuận Bắc Kinh” có thể là chuyện đùa phi hiện thực nhưng những động thái viện trợ, cho vay, tài trợ như kể trên của Trung Quốc với các nước nghèo hơn lại hiện hữu. Mà đâu chỉ nước nghèo, đừng quên Trung Quốc chính là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Bán kính của vòng khuynh loát ngày càng dài hơn khiến không ít người mơ hồ cảm thấy bóng dáng của một trật tự mới đang manh nha định hình trong thế giới hiện thực.

Bình minh ca lch s

Cuộc khủng hoảng “Made in America” này đã làm cho nước Mỹ ngậm ngùi đi xuống còn Trung Quốc lại đang phơi phới đi lên. Phóng tầm mắt nhìn vào tương lai, có thể thấy Mỹ - Trung sẽ là hai cực lớn nhất trong một bàn cờ có thêm các cực khác nhỏ hơn. Xét trên khía cạnh cân bằng chính trị quốc tế, cuộc khủng hoảng này sẽ là điểm khởi phát cho một thế giới chia đôi như vậy. Mỹ sẽ không còn nắm quyền bá chủ được nữa.

Kết luận trong báo cáo mới đây của Hội đồng tình báo Quốc gia Mỹ về tương lai củng cố cho nhận định đó: “Khủng hoảng mở đầu tiến trình tái cân bằng nền kinh tế toàn cầu. Của cải sẽ tập trung nhiều hơn vào tay nhà nước.”

Câu “của cải sẽ tập trung nhiều hơn vào tay nhà nước” có thể ám chỉ sự nổi lên của Trung Quốc trong tương quan đối trọng với Mỹ, của mô hình tư bản tập quyền nhà nước đối trọng với mô hình tư bản thị trường tự do.

Trong một thế giới đang ngày càng phực hợp và hợp tác hơn, sẽ là không hoàn toàn chính xác nếu quy giản nó về thành cuộc cạnh tranh giữa hai thế lực đối nghịch với hai tư tưởng hệ như thời chiến tranh lạnh. Nhưng, xét trên một khía cạnh nào đó, một quy giản như vậy có thể cho ta một khuôn khổ hình dung dễ dàng hơn vào thế giới thực.

Francis Fukuyama viết trong bài luận năm 1989 rằng chúng ta đang ở giai đoạn hoàng hôn của lịch sử nhưng đến câu cuối cùng, ông lại phân vân: “Có lẽ chính cái viễn cảnh buồn chán kéo dài hàng thế kỷ như thế khi lịch sử cáo chung, sẽ làm cho lịch sử một lần nữa bắt đầu.” Quả đúng thế, lịch sử lại đang bước sang vào một buổi bình minh mới nơi chủ nghĩa tự do theo mô hình Mỹ đang phải đối mặt với thách thức từ Trung Quốc và mô hình mang màu sắc của họ.

Trật tự chia đôi sẽ dẫn thế giới này đi tới kết cục như thế nào? Liệu đây có phải là cuộc chiến cuối cùng của lịch sử trước khi thật sự kết thúc? Trong giai đoạn nhá nhem, tranh tối tranh sáng này của buổi bình minh, ngay cả trật tự mới cũng chưa được nhìn thấy rõ ràng thì những câu hỏi ở tương lai xa như trên chưa thể trả lời được.

Nhưng có một điều đúng như báo chí phương Tây nhận định, “các lực lịch sử đang làm chuyển dịch trọng tâm thế giới ra xa dần nước Mỹ”. Chắc chắn, cuộc khủng hoảng 2008 là một yếu tố chủ lực góp phần tái cấu trúc lại để tạo ra một trật tự thế giới mới trong đó Trung Quốc trở thành một cực trong thế giới hiện thực.

Tuanvietnam